Đô thị hóa tưởng chừng là một cụm từ khá quen thuộc, tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ đô thị hóa là gì? Đặc điểm của đô thị hóa ra sao và quá trình đô thị hóa thế nào? Chính vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích cụ thể khái niệm đô thị hóa là gì và những vấn đề liên quan tới đô thị hóa.
Đô thị hóa là gì?
Khái niệm đô thị hóa là gì? Có thể nói cụm từ đô thị hóa thường được nhắc tới khá nhiều mỗi ngày, nhất là với đất nước đang có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng như tại Việt Nam.
Đô thị hóa được hiểu là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỷ lệ phần trăm giữa dân số đô thị hay diện tích của một vùng, một khu vực nào đó. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố trên dựa trên thời gian.
- Nếu đô thị tính được tính bằng tỷ lệ phần tăng giữa diện tích trên tổng diện tích của một khu vực thì được gọi là tốc độ đô thị hóa
- Nếu đô thị hóa được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số dân trên tổng số dân của một khu vực thì gọi là mức độ đô thị hóa.
Bên cạnh đó, đô thị hóa cũng có thể được hiểu là quá trình phát triển rộng và lối sống thành thị thể hiện thông qua một số mặt: chất lượng cuộc sống, dân số, mật độ dân số… Quá trình đô thị hóa chính là cơ hội để cho Nhà nước có thể tổ chức, quy hoạch lại cách thức hoạt động của đô thị, dân cư. Theo đó, những khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội sẽ được quy hoạch và phát triển theo hệ thống hiện đại. Tại những khu vực chưa có điều kiện kinh tế xã hội hoặc mật độ dân số thấp thì sẽ được điều chỉnh những ngành nghề, quy hoạch phù hợp để tăng cơ hội phát triển trong tương lai.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, tại những nước phát triển (Hoa Kỳ, Úc, châu Âu..) có mức độ đô thị hóa khá cao, cao hơn rất nhiều so với những nước đang phát triển (như Việt Nam). Bên cạnh đó, phần lớn những nước đã phát triển đã ổn định nên có tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với những nước đang phát triển.

>>> Có thể bạn quan tâm: Diện tích sàn là gì? Cách tính diện tích sàn xây dựng ĐƠN GIẢN
Các quá trình của đô thị hoá là gì?
Theo khái niệm của ngành địa lý thì quá trình đô thị hóa thường được diễn ra đồng nghĩa với việc gia tăng mật độ dân số, thương mại hay những hoạt động khác theo thời gian trong cùng một khu vực.

Đặc điểm của quá trình đô thị hóa thường được biểu hiện cụ thể như sau:
- Gia tăng dân số hiện có: Thông thường mức độ tăng trưởng dân số tự nhiên của vùng nông thôn cao hơn so với những khu vực thành phố.
- Dân số tại các khu vực nông thôn thường có xu hướng chuyển dịch đến khu vực thành phố.
- Lối sống thành thị phổ biến như trang thiết bị ngày càng đa dạng, cơ sở vật chất hiện đại, xuất hiện nhiều những ngôi nhà cao tầng, nhu cầu hưởng thụ tăng cao, các dịch vụ vui chơi giải trí ngày càng phát triển…
- Xuất hiện nhiều khu công nghiệp, khu công nghệ cao để thu hút nguồn lao động nông thôn tới những khu vực thành thị làm việc.
Các hình thức đô thị hoá như thế nào?
Hiện nay, đô thị hóa thường được phân chia với 3 hình thức chính, bao gồm: đô thị hóa ngoại vi, đô thị hóa nông thôn và đô thị hóa tự phát. Đặc điểm của mỗi hình thức đô thị hóa thường như sau:
- Đô thị hóa nông thôn: Đây được hiểu là quá trình phát triển nông thôn và xây dựng lối sống thành thị tại các khu vực nông thôn (hình thức xây dựng nhà cửa, phong cách sống, cách sinh hoạt…). Hình thức này thường là cách tăng trưởng đô thị theo xu hướng bền vững và có tính quy luật.
- Đô thị hóa ngoại vi: Đây được hiểu là quá trình phát triển mạnh khu vực ngoại vi của thành phố do chịu ảnh hưởng từ cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp… tạo ra những cụm liên đô thị, đô thị… góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn.
- Đô thị hóa tự phát: Đây được hiểu là quá trình phát triển thành phố do có sự gia tăng dân số quá mức cùng với tỷ lệ di dân từ nông thôn tới những khu vực thành thị lớn kéo theo tình trạng thất nghiệp, giảm sút chất lượng cuộc sống.

Ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá
- Ảnh hưởng tích cực
Về mặt tích cực, đô thị hóa diễn ra sẽ làm thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, góp phần thay đổi sự phân bố dân cư. Đô thị không chỉ là nơi tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm hàng hóa mà cũng là nơi tạo ra công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi sử dụng lực lượng lao động chất lượng cao, có tay nghề và chuyên môn giỏi, đồng thời cơ sở hạ tầng hiện đại.
- Ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh các mặt tích cực, thì quá trình đô thị hóa cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như sau:
Đô thị hóa thường diễn ra tự phát, không có quy hoạch sẽ dẫn tới một số đô thị bị thiếu hụt hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội, cảnh quan đô thị cũng bị suy thoái, ô nhiễm môi trường trầm trọng. Như vậy, nguyên nhân dẫn tới điều này chính là hệ thống pháp luật liên quan và việc đầu xư xây dựng đô thị đang thiếu tính đồng bộ.
Quá trình đô thị hóa tại nước ta đã và đang mất cân đối giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo; giữa những vùng kinh tế và các vùng dân cư. Do đó, trong quá trình này cần phải được tiến hành đồng loạt tại cả khu vực chịu tác động và vùng bị đô thị hóa.
Bên cạnh đó, đô thị hóa làm cũng làm cho sản xuất ở khu vực nông thôn bị đình trệ do số lượng lớn người lao động chuyển đến thành thị. Không chỉ vậy, khu vực thành phố thì lại phải chịu áp lực quá tải cho cơ sở hạ tầng, an ninh xã hội không đảm bảo, môi trường bị ô nhiễm, thiếu việc làm, tệ nạn xã hội diễn ra tràn lan, ùn tắc giao thông….
>>> Có thể bạn quan tâm: Chung cư 50 năm là gì? Có nên mua chung cư sở hữu 50 năm?
Trên đây là một vài những thông tin về đô thị hóa, hi vọng những chia sẻ trên cung cấp những tin tức hữu ích cho quý khách. Mọi thông tin quý khách vui lòng theo dõi tại:
- Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Cam Lâm, Khánh Hòa
- Hotline: 0933 414 161
- Website: sunhomes.org