Một trong những thông số quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng công trình chính là Mật độ xây dựng. Để có thể tiến hành thi công một công trình, chủ đầu tư và gia chủ cũng cần chú ý đến những thông số kỹ thuật này và đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của nhà nước. Vậy mật độ xây dựng là gì và cách tính mật độ xây dựng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
Mật độ xây dựng là gì?
Mật độ xây dựng là gì chắc hẳn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Bởi đây là thông số kỹ thuật quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng của công trình. Mật độ xây dựng được hiểu là tỷ lệ diện tích chiếm đất của những công trình xây dựng trên tổng diện tích lô đất, không bao gồm phần diện tích của những công trình tiện ích chung như: các tiểu cảnh trang trí, bể bơi, sân thể thao ngoài trời (trừ những sân tennis và sân thể thao được xây dựng cố định và chiếm khối tích không gian trên mặt đất, bể cảnh,…
Khái niệm mật độ xây dựng cũng được nhà nước quy định tại “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng” và được ban hành đi cùng với Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 04/8/2008 của Bộ Xây dựng.
Quy định về mật độ xây dựng sẽ giúp chủ đầu tư dễ dàng tính toán trong khi tiến hành xây dựng. Nếu thực hiện đúng trình tự sẽ giúp cho quá trình xây dựng công trình được hoàn tất nhanh chóng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chung cư 50 năm là gì? Có nên mua chung cư sở hữu 50 năm?
Phân loại mật độ xây dựng như thế nào?
Hiện nay có hai loại mật độ xây dựng như sau:
- Mật độ xây dựng thuần: Đây là khái niệm chỉ tỷ lệ diện tích chiếm đất dựa trên tổng diện tích của lô đất của các công trình xây dựng. Diện tích đất này sẽ không tính với phần diện tích chiếm đất của một số hạng mục liên quan của công trình đang chuẩn bị xây dựng.
- Mật độ xây dựng gộp được hiểu là tỷ lệ diện tích chiếm đất của những công trình kiến trúc trên tổng diện tích toàn khu đất (diện tích toàn khu đất sẽ bao gồm cả phần sân đường, những khu cây xanh, không gian mở hay những khu vực không xây dựng công trình trong khu đất đó).
Mỗi loại công trình sẽ có mật độ xây dựng riêng. Do đó, chủ đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ đặc điểm, mô hình công trình để có thể xác định mật độ xây dựng trước khi thi công.
Ngoài ra, căn cứ vào đặc điểm công trình, mật độ xây dựng cũng sẽ được phân loại thành các loại như sau:
- Mật độ xây dựng nhà phố
- Mật độ xây dựng chung cư
- Mật độ xây dựng biệt thự
- Mật độ xây dựng nhà ở tách biệt

Cách tính mật độ xây dựng chuẩn nhất
Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD vào năm 2008, trong đó có quy định rõ ràng, cụ thể về cách tính mật độ xây dựng như sau:
Mật độ xây dựng (%) = Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc (m2) / Tổng diện tích lô đất xây dựng (m2) x 100%
Trong đó:
- Diện tích chiếm đất của công trình kiến trúc (đơn vị m2): sẽ được tính dựa vào hình chiếu bằng của công trình nhà phố, biệt thự, nhà ở…
- Diện tích chiếm đất của công trình sẽ không tính gồm diện tích chiếm đất các công trình cụ thể: tiểu cảnh trang trí, hệ thống sân thể thao ngoài trời (trừ những khu vực sân tennis, sân thể thao xây dựng cố định…).
>>> Có thể bạn quan tâm: Quy hoạch sử dụng đất là gì? Ý nghĩa & Kế hoạch sử dụng đất
Quy định về mật độ xây dựng là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu mật độ xây dựng là gì, cách tính mật độ xây dựng như thế nào thì việc nắm rõ những quy định về mật độ xây dựng cũng có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo công trình xây dựng đúng theo quy định pháp luật.
Theo đó, quy định mật độ xây dựng sẽ được chia thành:
- Quy định về mật độ xây dựng ở nông thôn
- Quy định về mật độ xây dựng ở thành thị
Quy định về mật độ xây dựng nhà ở nông thôn
Đối với quy định mật độ xây dựng tại vùng nông thôn sẽ được chia thêm thành 2 nhóm: Quy định mật độ xây dựng tối đa và quy định mật độ nhà ở nông thôn.
Về quy định mật độ xây dựng nhà ở
- Đối với khu đất sở hữu diện tích từ 50m2 trở xuống, mật độ xây dựng tối đa sẽ là 100%
- Đối với khu đất sở hữu diện tích từ 50 – 75m2, mật độ xây dựng tối đa sẽ là 90%
- Đối với khu đất sở hữu diện tích từ 75 – 100m2, mật độ xây dựng tối đa sẽ là 80%
- Đối với khu đất sở hữu diện tích từ 100 – 200m2, mật độ xây dựng tối đa sẽ là 70%
- Đối với khu đất sở hữu diện tích từ 200 – 300m2, mật độ xây dựng tối đa sẽ là 60%
- Đối với khu đất sở hữu diện tích từ 300 – 500m2, mật độ xây dựng tối đa sẽ là 50%
- Đối với khu đất sở hữu diện tích từ 1000m2 trở lên, mật độ xây dựng tối đa sẽ là 40%
Về quy định mật độ xây dựng tối đa (hay còn gọi là chiều cao tối đa)
- Đối với công trình cao dưới 6m được phép xây dựng tối đa 3 tầng
- Đối với công trình cao từ 6m – dưới 12m được phép xây dựng tối đa 4 tầng
- Đối với công trình cao từ 12m – dưới 20m được phép xây dựng tối đa 4 tầng
- Đối với công trình cao từ 20m trở lên được phép xây dựng tối đa 5 tầng
Mật độ xây dựng nhà phố
Thông thường, UBND sẽ đưa ra các quy định về mật độ xây dựng nhà phố. Số tầng sẽ tùy thuộc vào địa điểm xây dựng, lộ giới.
Chiều cao của công trình xây dựng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lộ giới

Độ vươn của ban công và ô văng cũng được quy định tùy thuộc vào lộ giới

Bên cạnh những quy định trên thì các chủ đầu tư cũng cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Đối với nhà có hẻm, chủ đầu tư sẽ không được phép xây dựng sân thượng tại tầng trên cùng
- Đối với các con đường có lộ giới dưới 7m, cũng chỉ được phép xây dựng 2 tầng lầu, trệt và sân thượng
- Đối với các con đường có chiều rộng bé hơn 20m, chỉ được xây trệt, tầng lửng và 2 tầng lầu
- Đối với các con đường rộng hơn 20m thì được phép xây tới 4 tầng cộng với tầng trệt, sân thượng và lửng.
Trên đây là một vài thông tin về mật độ xây dựng. Hi vọng những chia sẻ trên giúp bạn hiểu rõ hơn về thông số kỹ thuật này.
Để được tư vấn mọi thông tin, quý khách vui lòng liên hệ tại:
- Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Cam Lâm, Khánh Hòa
- Hotline: 0933 414 161
- Website: sunhomes.org