Thiết kế tầng lửng hay gác lửng là một trong những kiểu kiến trúc quen thuộc hiện nay và được nhiều gia chủ ưa chuộng. Thế nhưng khái niệm tầng lửng là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ khái niệm tầng lửng, gác lửng là gì và một số những lưu ý khi thiết kế tầng lửng để bạn đọc hiểu rõ hơn về kiểu thiết kế độc đáo này.
Khái niệm tầng lửng, gác lửng là gì?
Tầng lửng còn được gọi với tên gọi khác là gác lửng, gác xép…là một tầng trung gia trong thiết kế nhà ở. Không giống như tầng 1, tầng 2, tầng 3,… Gác lửng không được tính là một tầng riêng biệt. Mà tầng lửng thường được đặt ở chính giữa hai tầng và có chiều cao tiêu chuẩn dao động từ 2.2 – 2.5m. Tầng lửng được bố trí nằm phía trên tầng trệt cùng với trần thấp.
Tầng lửng là một trong những kiểu thiết kế kiến trúc khá quen thuộc đối với nhiều ngôi nhà mái bằng của nước ta từ xa xưa. Tuy nhiên theo thời gian cùng sự phát triển của ngành kiến trúc xây dựng, gác lửng còn xuất hiện tại nhiều kiểu công trình khác nhau và mang tính thẩm mỹ cao, đáp ứng cả về giá trị thẩm mỹ lẫn công năng sử dụng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Condotel là gì? Có được cấp sổ đỏ không? Thông tin từ A – Z
Công dụng tầng lửng, gác lửng trong thiết kế nhà
Một trong những lý do khiến cho kiểu thiết kế tầng lửng rất được ưa chuộng trong thiết kế nhà ở đó chính là nhờ tính đa năng, tối ưu sử dụng:
- Đối với những căn nhà sở hữu diện tích lớn, việc thiết kế gác lửng tạo cảm giác lấp đầy không gian trống đồng thời cũng tăng tính thẩm mỹ cho không gian
- Đối với những căn nhà có diện tích nhỏ hẹp thì việc thiết kế thêm tầng lửng sẽ tối ưu không gian, tăng diện tích sử dụng. Gia chủ có thể sử dụng khu vực này để làm không gian sinh hoạt chung, phòng làm việc, phòng đọc… tùy theo nhu cầu.
- Đối với những ngôi nhà ít tầng cũng như có chiều cao hạn chế, gác lửng cũng có thể được sử dụng để làm những phòng chức năng như: phòng bếp, phòng ngủ nhỏ cho khách…
- Tầng lửng được sử dụng để làm mặt bằng kinh doanh, trưng bày hàng hóa, đồng thời có thể làm chỗ để xe hoặc nhà kho chứa đồ.
- Tầng lửng cũng mang tới cảm giác chiều cao của trần nhà được tăng lên, nhờ đó có thể lấp đầy khoảng trống không gian sàn.
Một số những quy định về thiết kế tầng lửng
Không phải công trình xây dựng nào cũng được phép xây dựng gác lửng. Tùy theo quy định của từng địa phương, các đơn vị quy hoạch mà gia chủ có thể xây thêm tầng lửng, gác lửng hay không. Tuy nhiên, nếu được phép thì gia chủ cũng cần biết một số quy định về thiết kế gác lửng như sau:
- Đối với gác lửng thiết kế tại khu tầng trệt của công trình: Trong trường hợp này thì chiều cao tầng trệt tới sàn lầu 1 không cao quá 5,8m và cũng không thấp hơn 5,0m.
- Diện tích xây dựng dành cho các gác lửng không được quá 80% diện tích xây dựng của tầng trệt.

Mẫu tầng lửng trong thiết kế nhà
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực kiến trúc xây dựng, thiết kế tầng lửng ngày càng đa dạng và phong phú, vừa có giá trị thẩm mỹ cao, lại tối ưu công năng, mang tới sự tiện nghi cho gia chủ. Hiện nay, tầng lửng thường sẽ được phân làm 4 loại chính, bao gồm:
Tầng lửng phía sau
Đây là loại tầng lửng, gác lửng thường gặp trong những công trình nhà phố hay căn nhà liền kề. Việc bố trí gác lửng phía sau nhà sẽ mang tới sự thuận tiện cho quan sát tầng trệt, đồng thời có thể tận dụng để làm phòng sinh hoạt chung. Bên cạnh đó, thiết kế tầng lửng cũng giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của thiết kế này chính là sẽ làm cho không gian trệt ở phía sau bị thấp hơn và không gian gác lửng cũng bị mang cảm giác chật chội, không thoáng.
Tầng lửng bên hông
Lối thiết kế này thường yêu cầu nhà ở có không gian rộng rãi bởi thế mà thường chỉ phù hợp với những công trình có diện tích đủ lớn.

Tầng lửng phía trước
Thiết kế gác lửng phía trước cũng là kiểu kiến trúc quen thuộc và thông minh. Chủ nhà có thể tự do sáng tạo với không gian này để có thể tạo điểm nhấn cho căn nhà.

>>> Có thể bạn quan tâm: Bungalow là gì? Đặc điểm thiết kế & Mẫu nhà bungalow phổ biến
Tầng lửng trong phòng
Thông thường ở vị trí này thì phần thiết kế gác lửng sẽ nằm trên toilet và được dùng làm phòng làm việc hay cũng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ưu điểm của thiết kế này chính là sự thoải mái và riêng tư trong sinh hoạt. Tuy nhiên, chủ nhà cũng chỉ có thể bố trí gác lửng nếu phòng ngủ dài hoặc có diện tích lớn.

Trên đây là một vài thông tin về thiết kế tầng lửng và gác lửng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhiều thông tin về kiến trúc nhà ở nhé!
- Địa chỉ: Đinh Tiên Hoàng, Cam Lâm, Khánh Hòa
- Hotline: 0933 414 161
- Website: sunhomes.org